28, Ngõ 32/21, Viên, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội

Xu hướng phát triển ngành công nghệ điện tử

Ngành công nghiệp điện tử là gì ?

Điện tử công nghiệp là là nơi các kỹ sư điện tử thực hiện một số công việc như: kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, hệ thống điện tử, mạch điện tử cơ bản cho tới các mạch điện tử trong bộ điều khiển. Kỹ sư điện tử công nghiệp là người trực tiếp bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa hệ thống mạch điện, thiết bị điện tử công nghiệp, bộ điều khiển khởi động hay bộ mạch kỹ thuật bằng công nghệ chuyên dụng như IC hay bộ vi xử lý.
Họ cũng đảm nhận một số công việc quan trọng khác như: lắp ráp, vận hành thiết bị điện tử của các xí nghiệp hay dây chuyền công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa những dụng cụ liên quan tới mạch điện, thiết bị điện và điện nói chung.
Xu hướng phát triển trong ngành công nghiệp điện tử – TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP IDC

 

Ngành công nghiệp điện tử có nhiệm vụ tạo ra vi mạch và linh kiện điện tử. Dùng để sản xuất ra các sản phẩm phức tạp cho đến các sản phẩm phục vụ đời sống. Trong thời đại công nghiệp 4.0, đây chính là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Nó giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định giá thành thành phẩm sử dụng vi mạch. Nhiều chuyên gia nhận định, Việt Nam đang đứng trước cơ hội để phát triển mạnh công nghiệp vi mạch bán dẫn và cảm biến. Nhiều tập đoàn bán dẫn và điện tử nước ngoài đã và đang thành lập trụ sở. Các nhà máy sản xuất tại Việt Nam cụ thể như Intel, Samsung, Microsoft, và LG.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của Việt Nam nhìn chung vẫn còn non trẻ. Các hoạt động nghiên cứu phát triển chưa đồng bộ. Để giải quyết bài toán cân bằng chất lượng sản phẩm và tối ưu chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp buộc phải đầu tư vào các dây chuyền sản xuất tự động hóa và liên tục cập nhật. Cũng như cải tiến công nghệ nhằm nâng cao được chất lượng sản phẩm.

Xu hướng phát triển của ngành Điện tử

Xã hội phát triển, việc hiện đại hoá sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động là nhu cầu rất cần thiết. Hiện nay, các nhà máy đều đang hướng đến tự động hóa. Công việc thiết lập nên các hệ thống điều khiển tự động này chính là công việc của ngành Điện – Điện tử.

Giải pháp phát triển ngànhhttp:

+ Giải pháp IoT (Internet of things) sẽ được đẩy mạnh để giảm chi phí, đổi mới sản phẩm, tăng hiệu quả và cải thiện an toàn. Từ đó, các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định sáng suốt. Thông qua thông tin thời gian thực mà các thiết bị này có thể cung cấp. Đồng thời đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn hiệu quả hơn.

Công nghệ

Sự tiến bộ của Công nghệ in 3D(3D printing) sẽ cho phép con người nhanh chóng khắc phục sự cố. Giúp đẩy nhanh quá trình tạo mẫu. Nhờ vậy, nguy cơ sản phẩm lỗi bị sản xuất hàng loạt sẽ được loại bỏ. Tiết kiệm được chi phí sản xuất và tối đa năng suất sản xuất ra thành phẩm hoàn thiện.

Xu hướng sử dụng Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality) trong sản xuất thường được gọi là thiết kế, mô phỏng và tích hợp kỹ thuật số. Cho phép kiểm tra các đối tượng thiết kế ở tất cả các quy mô có thể tưởng tượng được. Để từ đó loại bỏ các khuyết tật trong sản phẩm trong giai đoạn thiết kế. Công nghệ thực tế ảo ngày càng được các công ty sản xuất điện tử áp dụng phổ biến hơn. Với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Việc đưa Người máy và công nghệ tự động hóa (Robotics and Automation) dự báo là một trong những ưu tiên hàng đầu để cải thiện hiệu quả và năng suất của nhà máy. Xu hướng này cũng sẽ thay thế con người trong việc thực thi những nhiệm vụ kém an toàn. Để giảm rủi ro tiềm ẩn và tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence) đang tạo ra làn sóng trong ngành công nghiệp điện tử với những cải tiến trong nhận dạng giọng nói. Công nghệ dự đoán và phân tích dữ liệu lớn. Nó liên tục mở ra các cơ hội thị trường mới cho các công ty công nghệ. Bằng cách kết hợp chặt chẽ với mọi phần của công nghệ IoT như thiết bị đeo được và thiết bị thông minh.